THÀY ĐIỂN- BÀI TẬP VẬT LÝ 11 KỲ 2 

THÀY ĐIỂN ĐÂY RỒI.

BÀI TẬP VẬT LÝ 11 KỲ 2 

Bài 1: Một khung dây phẳng, diện tích 50 (cm2) gồm 10 vòng dây Cu, khung dây được đặt trong từ trường có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn tăng dần từ 0 đến 2,4.10-3 (T) trong khoảng thời gian 0,4(s).

  1. Tìm từ thông trước khi tăng và sau khi tăng ?
  2. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian có từ trường biến thiên đó?

Bài 2: Một khung dây hình chữ nhật có các cạnh lần lượt là : a = 10 cm; b = 20 cm gồm 50 vòng dây Cu, quay đều trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Trục quay của khung nằm vuông góc với đường sức từ. Lúc đầu mặt phẳng khung vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khung quay với tốc độ góc 100pi . Vẽ hình?

  1. Vẽ hình?
  2. Tính suất điện động trung bình trong khung dây trong thời gian nó quay được 150 kể từ vị trí ban đầu?

Bài 3: Một ống dây dài l = 31,4cm có 100 vòng dây Cu, diện tích mỗi vòng S = 20cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua.

  1. a) Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
  2. b) Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s. Hãy suy ra độ tự cảm?

Bài 4: Trong thời gian 0,01s, dòng điện trong mạch kín tăng đều từ 2A đến 2,5A và suất điện động tự cảm là 10V. Tính độ tự cảm của cuộn dây.        

Bài 5: Cho một ống dây dài, có độ tự cảm L=0,5H, điện trở thuần R=2 ôm. Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua ống dây thì năng lượng từ trường trong ống dây là W=100J

  1. Tính cường độ dòng điện qua ống dây?
  2. Tính công suất tỏa nhiệt?

Tất cả chỉ có thế, chúc các em làm tốt nhé!

Share this post:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.